PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 74 thuật ngữ gần giống
Bảo hiểm xã hội

Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

 

Nguồn: Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

 

Nguồn: Luật công an nhân dân 2014

Phản biện xã hội

Nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

 

Nguồn: 726/HD-TLĐ năm 2014

Tổ chức chính trị - xã hội

Tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Thông tư này là các tổ chức quy định tại Điều 1 Quyết định 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể.

 

Nguồn: 05/2016/TT-BNV

Xã hội hóa

Là mọi tầng lớp xã hội (cả trong và ngoài nước) bằng nguồn lực của mình cùng chung tay góp sức vào làm một việc cụ thể nào đó cho xã hội cho đất nước.

Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

 

Nguồn: Luật Công an nhân dân 2014

Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

 

Nguồn: Luật điều ước quốc tế 2016

Hệ thống công trình hạ tầng xã hội

Gồm công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác.

 

Nguồn: Luật Xây dựng 2014

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

 

Nguồn: 05/2014/NĐ-CP

Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước.

 

Nguồn: 75/2015/QH13 

Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa

Là tổng thể những tri thức, quan điểm, quan niệm, học thuyết về pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện sự nhận thức, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật trong xã hội chủ nghĩa.

Trợ cấp xã hội

Là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các thành viên của xã hội trong những trường hợp những thành viên này gặp rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

 

 

Điều lệ của tổ chức chính trị - xã hội

Văn bản quy định có hệ thống những nguyên tắc cơ bản về mục đích, tôn chỉ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của một tổ chức chính trị - xã hội; tiêu chuẩn hội viên cùng quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên; vị trí pháp lý của tổ chức trong hệ thống chính trị của đất nước, quan hệ của tổ chức với pháp luật.

Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người, ra đời sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Các đặc điểm cơ bản của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháptư pháp; đảm bảo sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc.

Hình thức phổ biến là chính thể cộng hòa dân chủ.

Sổ bảo hiểm xã hội

Sổ dùng để ghi chép quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

 

Nguồn: Luật bảo hiểm xã hội

Thuyết khế ước xã hội

Học thuyết chính trị - pháp lý đầu tiên ra đời trong xã hội Hy Lạp cổ đại, thế kỉ thứ IV - thế kỉ thứ III (trước Công nguyên) cho rằng nhà nước và pháp luật ra đời không phải bắt nguồn từ thượng đế mà là kết quả của sự thỏa thuận thống nhất giữa những con người với nhau như một thứ khế ước, hợp đồng xã hội với mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sinh trong quan hệ giữa người với nhau. Trong thời cận - hiện đại, thuyết khế ước xã hội có một đại biểu xuất sắc là Ruxô (1712-1788), ông xác định: thể chế chính trị hợp lí là con người liên kết với nhau thành xã hội, không bị mất đi quyền tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước. Ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố lên sẽ là một hành động của chủ quyền tối cao. Đó tức là luật. Chủ quyền tối cao là nhằm thực hiện ý chí chung.

Công tố viên xã hội

Trong thực tiễn tư pháp của một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây, công tố viên xã hội là người đại diện cho các tổ chức chính trị, xã hội, hoặc tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ buộc tội bị cáo trong các phiên tòa hình sự. Việc tham gia của các công tố viên xã hội trong các phiên toàn hình sự không phải là điều bắt buộc. Nó chỉ cần thiết trong trường hợp cần phát huy tác dụng các quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Chế độ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân và các đoàn thể quần chúng ngày càng được mở rộng về phạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức. Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam với nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của xã hội loài người tiến bộ trong tương lai.

Vùng kinh tế - xã hội

Một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.113.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!